Lịch sử nền công nghiệp giày bóng rổ qua từng giai đoạn


Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 2448

Đã hơn 90 năm kể từ khi môn bóng rổ được đưa ra trước công chúng, cũng là 90 năm phát triển của đôi giày bóng rổ. Sau đây ta sẽ cùng điểm qua những giai đoạn phát triển của giày bóng rổ cũng như xu hướng phát triển của nền công nghiệp bóng rổ.

 

I. Thuở sơ khai (1920-1964)

 

Bắt đầu bởi Chuck Taylor và kết thúc bằng Air Force 1,đây có lẽ là thời kỳ ít ai còn nhớ được nhưng 2 cái tên Air Force và Chuck đã trở nên quá quen thuộc với bất kỳ ai.

Converse là cái tên không quá xa lạ trong làng giày
Converse là cái tên không quá xa lạ trong làng giày

1921-1960s : Converse All-Star là sản phẩm giày bóng rổ đầu tiên của Converse trước khi Chuck Taylor đi vào một cửa hàng Converse ở Chicago và phàn nàn về việc nó làm ông đau chân. Sau đó Taylor được nhận làm việc ở Converse và giúp hãng cải tiến đôi giày như đưa thêm miếng đệm cổ chân. Converse Chuck Taylor đã chiếm lĩnh NBA trong suốt hơn 40 năm, đôi giày vải cùng đế cao su này của Converse là đôi giày bán chạy nhất từ trước đến nay với con số gần 1 tỷ đôi (số liệu của năm 2002 là 750 triệu).Thời điểm mà Chuck Taylor dừng bước cũng là lúc chất liệu da được thay thế trong giày thể thao.

converse-chuck-taylor

1972 : Nike – công ty trụ sở tại Oregon, làm ra đôi giày bóng rổ đầu tiên với logo “swoosh” kinh điển – Nike Blazer. Nike có được Geogre Gervin a.k.a Iceman để quảng bá cho họ.

Geogre Gervin a.k.a Iceman
Geogre Gervin a.k.a Iceman

Đầu những năm 70s: :pPuma chen chân vào thị trường với một vài đôi giày thấp cổ cùng với đôi giày dành cho Clyde Frasier.
puma-clyde-frazier

Cuối những năm 70s: Thời kỳ mà Converse và Dr.J nâng giày bóng rổ lên một tầm cao mới với đôi Pro Leather. Sau đó 2 ngôi sao mới Magic Johnson và Larry Bird cùng Converse The Weapons đã cứu sống cho NBA bằng những màn đối đầu kinh điển của họ.

Converse Pro Leather "Dr.J"​
Converse Pro Leather “Dr.J”​
Quảng cáo "The Weapon" của Magic Johnson và Larry Bird​
Quảng cáo “The Weapon” của Magic Johnson và Larry Bird​

 

1983: Nike Air Force 1 được tung ra , AF1 là đôi giày bóng rổ của Nike đầu tiên được sử dụng túi khí (air bag) dưới đế. Công nghệ này khiến Nike trở nên nổi bật hơn các hãng cạnh tranh. Cũng như Chuck Taylor, Air Force 1 với thiết kế cổ điển cùng đai cổ chân là một hình mẫu huyền thoại của lịch sử giày.

nike-men-air-force-1-mid-07-sneakers-footwear-9585069

II. Thời đại Jordan (1985-1993)

 

Không phải trùng hợp mà ngôi sao NBA được biết đến nhiều nhất trên thế giới đồng thời có một hãng giày bóng rổ với thị phần áp đảo mọi đối thủ , kể cả công ty mẹ là Nike.

Năm 1984 có một lính mới ra sân trong trang phục All-Star cùng đôi giày signature cho riêng mình Air Jordan. Việc mỗi trận đấu anh phải trả 5000 $ tiền phạt vì lý do “màu sắc sặc sỡ” không cản trở được, thậm chí còn góp phần đưa Nike Air Jordan 1 trở nên nổi tiếng hơn bất cứ đôi nào khác cùng thời.

mj_air_jordan_i

air-jordan-1-banned-new-images-jd-10-570x388

Cuối thập niên 80s : Patrick Ewing – một trong những trung phong huyền thoại của NBA đồng thời là một người luôn chỉ là cái bóng của Michael Jordan , và những đôi giày mang nhãn Ewing cũng tương tự. Sau khi Adidas Ewing Rivalry có được một vài thành công nhất định, Ewing đã tách ra lập công ty riêng và làm ra The EWINGS nhưng không thật sự thành công.

 

Năm 1988, nếu như quyết Ewing “đánh lẻ” thị trường giày của Ewing không phải ý hay lắm thì nó cũng nhen nhóm cho một thứ gì đó lớn hơn khi Jordan cũng muốn có một hãng giày riêng của mình. Trong lúc các tin đồn về việc Michael sẽ rời Nike ngày càng nhiều, Tink Hatfield được Nike đưa về để khiến Mike ở lại. Và khi anh nhìn thấy đôi Air Jordan III , một trang sử mới của Nike được tiếp tục. AJ III vẫn luôn được coi là đôi Jordan vĩ đại nhất.

Air_Jordan_3

Những năm 1989 đến 1990: Trận chiến giánh thị phần giữa Reebok và Nike từ trước đó như được thêm dầu vào lửa bằng việc Reebok giới thiệu đôi The Pump. Công nghệ The Pump giúp người dùng bơm khí vào giày bằng cách nhấn liên tục vào hình quả bóng ở lưỡi gà giúp cho đôi giày bám chân chặt hơn. Nike chống chọi yếu đuối bằng cách đưa ra Pump của riêng mình – Nike Air Pressure nhưng hoàn toàn thất bại. Năm 1991, Dee Brown cùng đôi Reebok Pump Omni Lite chiến thắng Dunk Contest với cú no-look dunk nổi tiếng.

[​IMG]

 

Từ 1990 đến 1993 : Air Jordan, Air Jordan và Air Jordan, tất cả mọi người đều đổ xô đi kiếm được đôi giày mới nhất có logo jump man. Những gì “hot“ nhất từ dòng giày Playoff 1989 của Bulls, đôi Jordan V với đế trong và lưỡi phản quang cho đến những quảng cáo “DoYouKnowDoYouKnowDoYouKnow” và “It’s Gota Be Da Shoes” từ Spike Lee và Mars Blackmon đến đôi Jordan VII “Bugs Bunny” , mọi thứ đều là về Jordan. Sau khi Jordan cùng Dream Team của USA dành chiến thắng tại Barcelona , Air Jordan thật sự trở thành một thương hiệu quốc tế.

 

[​IMG]

III. Thời kỳ vàng son (1994-1998)

 

Sau việc Jordan xin nghỉ hưu sớm , mọi người quay sang hỏi nhau việc gì sẽ xảy ra khi trung tâm của nền công nghiệp– Michael đã không còn ở đó nữa. Trong khi đó, Nike tìm mọi cách thay thế Mike bằng các siêu sao khác như Charle Barkley, Scottie Pippen, David “Admiral” Robinson, Reggie Millers cùng Penny Hardaway. Reebok có được “mỏ vàng” mới – Allen Iverson. Đây là thời kì mà không có bất cứ một dòng giày nào thật sự chiếm ưu thế so với dòng khác. Đồng thời sự phát triển của công nghệ , chất liệu và thiết kế đã khiến mọi đôi giày trong thời kỳ này trờ thành hình mẫu của những gì ta có được hiện nay.

 

1993-1994 : Nike Barkley trở thành đầu tàu của Nike với giá retail là 150 $, vượt cả Air Jordan về cả giá bán, công nghệ tính năng, thiết kế cũng như độ “nổi”.

Nike Air Max CB34​
Nike Air Max CB34​

 

1996 : Reebok Question đưa hãng trở lại cuộc đua. Được coi như đôi giày bóng rổ tốt nhất của Reebok từ trước đến giờ ,The Question cho đến bây giờ vẫn còn tạo được sức hút. Hình tượng của AI với những hình xăm và kiểu tóc của anh khiến những thế hệ fan mới quan tâm đến anh hơn. Nắm bắt được tình hình , Reebok ký hợp đồng trọn đời cùng Iverson.

 

Reebok Question I​
Reebok Question I​

 

​Năm 1997 là lúc Air Jordan XII được giới thiệu với tư cách là đôi giày đầu tiên sử dụng Zoom Air, XII mở ra định hướng mới cho dòng Air Jordan và đến bây giờ vẫn được biết đến là một trong những đôi giày bền nhất mang tên Jordan.

 

Michael Jordan với Jordan XII đối đầu Allen Iverson trong đôi Reebok Question​
Michael Jordan với Jordan XII đối đầu Allen Iverson trong đôi Reebok Question​

 

1995 đến 1997: là thời đại của Penny Hardaway khi dòng Air Penny trở thành một trong những dòng Nike vĩ đại nhất. Tiếp đó là đôi Foampostie One, khởi đầu cho những đôi giày mang chất Sci-Fi (khoa học giả tưởng) của Nike.

 

Nike Foamposite Pro với giá bán lẻ 200$​
Nike Foamposite Pro với giá bán lẻ 200$​

 

1998: Adidas trở lại với ngôi sao trẻ Kobe Bryant. Thiết kế Feet You Wear mang lại nhiều thành công cho Adidas, được tiếp tục với đôi Kobe I mang vóc dáng của chiếc Audi TT. Với đòn bẩy này, Adidas chính thức cạnh trạnh được với các ông lớn khác.

 

Kobe và đôi Adidas EQT Elevation trong Slam Dunk Contest 1997​
Kobe và đôi Adidas EQT Elevation trong Slam Dunk Contest 1997​

IV. Thời kỳ tụt hậu (1999-2003)

 

Việc Jordan nghỉ hưu lần thứ 2 khiến cho ngành công nghiệp lại rơi vào thế chững lại. Lần này tuy Nike đã có sự chuẩn bị với việc ra mắt Jordan Brand nhưng việc thiếu ảnh hưởng từ những ngôi sao lớn khiến mọi người không còn nhiều hứng thú với những đôi giày mới ra nữa. Việc phát hành lại áo đấu (throwback jersey) và giày (retro shoes) trở thành lối đi mới trong thời kỳ này. Một vài ngôi sao của thời kỳ này : Vince Carter, Kevin Garnett,Tracy McGrady, Allen Iverson, Shaquille O’neal.

1999: Mở đầu bằng đôi Air Jordan IV retro , dòng Air Jordan lần lượt chứng kiến sự trở lại của AJ I, II, III, V, VI, VII, VIII, IX, XI, XII. Những hãng cổ điển như Avia và Bristish Knights cũng nắm bắt cơ hội và đưa ra những mẫu giày trước đó của mình.

Ngoài ra thì từ 1999 đến nay: Nike Air Force 1 và Dunk đã được biến tấu lại bằng đủ mọi màu sắc có thể. Nhiều khi ta có cảm giác chính Nike cũng không biết có bao nhiêu phiên bản của AF1 và Dunk đã được ra mắt nữa.

Một bộ sưu tập "nhỏ" về Nike Dunk​
Một bộ sưu tập “nhỏ” về Nike Dunk​

 

Năm 2000: Sau 10 năm nghiên cứu và phát triển , Nike đưa ra công nghệ Shox, cũng là công nghệ mang tính đột phá duy nhất trong thời kỳ này. Nike Shox BB 4 trở thành huyền thoại khi Vince Carter nhảy qua một cầu thủ 2m13 và úp rổ trong Olympic (Trước đó Carter đã làm rạng danh cho And1 Tai Chi với chức vô địch Dunk Contest)

 

And1 Tai Chi​
And1 Tai Chi​
The Dunk of Death - Nike Shox BB 4​
The Dunk of Death – Nike Shox BB 4​

 

Từ 2000 đến 2003: Thời kỳ chứng tỏ rằng tiền vẫn là trên hết khi thị trường giày có rất nhiều vụ chuyển nhượng khởi đầu là việc Vince Carter bỏ Puma sang với Nike, Kevin Garnett ký hợp đồng trọn đời với Adidas sau khi Nike làm cho anh 3 đôi giày signature và 2 đôi nữa với And1. Kobe theo hướng ngược lại đến với Nike sau 5 năm làm việc chung với Adidas. Yao Ming – ngôi sao có số fan ngoại quốc bự nhất của Nike quay sang Reebok.

 

Converse đứng bên bờ vực phá sản và được Nike mua lại sau đó với giá 305 triệu đô la.​
Converse đứng bên bờ vực phá sản và được Nike mua lại sau đó với giá 305 triệu đô la.​

Có thể bạn chưa biết :

Trước khi đến với NBA và ký hợp đồng cùng Nike , Jordan cùng đội đại học được cung cấp giày bởi Converse còn Nike chỉ là một hãng nhỏ đang trên đà đi xuống. Jordan đã luôn muốn ký hợp đồng cùng Adidas hoặc ít ra là với Converse nhưng Adidas không hề có hứng thú với đề nghị của Jordan. Đại diện của Adidas gạt đi sau khi Jordan đưa ra lời đề nghị của Nike và mong muốn một hợp đồng tương tự hoặc hơn từ Adidas. Kết quả? Nike có được lời đề nghị có giá trị nhất trong lịch sử.

Hồi đó thì Nike chỉ là một hãng không đáng để Converse với Adidas ngại. Converse thì có hầu hết các superstar (Magic, Larry) còn Adidas có những star còn lại rồi nên không thể nào quan tâm đến một đề nghị nhỏ lẻ được (đồng thờ lúc đó là người sáng lập ra Adidas vừa mất). Mà cho dù Adidas có ký hợp đồng với Jordan thì cũng chưa chắc tạo được một cái thương hiệu lớn như bây giờ, chính người quản lý của Jordan là người có ý tưởng về dòng Air Jordan lúc mà Nike đề nghị với Michael.​

 

Theo KicksGuide
Dịch Dennis Đặng


Notice: compact(): Undefined variable: limits in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/class-wp-comment-query.php on line 853

Notice: compact(): Undefined variable: groupby in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/class-wp-comment-query.php on line 853

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Leave a Reply
Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/bongrov1/public_html/wp-includes/formatting.php on line 4387

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.