Đến với bộ môn bóng rổ, dù mới chơi hay chơi lâu năm đều phải biết đến những động tác căn bản của cản bản. Dưới đây là 10 động tác hay dùng nhất:
1. Tripple Threat
Đây là động tác mà bạn sẽ phải thường xuyên sử dụng khi nhận được bóng và bắt đầu các động tác khác như : ném, chuyền, dẫn bóng, động tác giả…để tấn công đối phương. Và nó còn giúp bạn hạn chế bị steal bóng từ phía sau cũng như phía trước.

2. Khung ném bóng
Động tác ném bóng là một trong những động tác quan trọng nhất trong bóng rổ, mỗi người sẽ có cách ném khác nhau nhưng để đạt đc độ chuẩn xác và ổn định cao, bạn cần có một form ném bóng chuẩn.

Và sau đây là 1 cách đơn giản để tạo một form ném chuẩn, nó cũng là một phương pháp hay để sửa chữa form ném bóng sai của các bạn
– Nhờ một người bạn giúp nhặt bóng (hoặc tự nhặt cũng dc)
– Chọn một vị trí thích hợp
– Hướng về rổ
– Dùng một tay để ném bóng, tay còn lại để sau lưng
– Áp dụng đúng nguyên tắc BEEF. B = balance (cân bằng, chân rộng bằng vai), E = Elbow (khủy tay thẳng và ngay dưới bóng), E = Eye (mắt tập trung vào rổ), F = Follow Through (vãy và giữ nguyên tay ném sau khi ném bóng) hoặc FOREST. F = Finger (ngón tay định hướng), O = Off hand (tay giữ bóng), R= Rhythm (nhịp điệu), E=Eyes (nhắm bắn), S=Sway (Nghiên người), T=Turn (Hướng mũi chân).
3. Jump Stop & Pivot (tạm dịch là nhảy chẹp 2 chân và xoay người)
Động tác này giúp cho ta có 1 bước khởi đầu thuận lợi trước khi ném bóng. Nên nhớ là khi tiếp đất 2 chân phải chạm đất cùng lúc, đồng thời có thể dùng 1 chân làm trụ và chân còn lại dùng bước thêm 1 bước (có thể xoay, bước chéo nhưng phải giữ trụ). Nếu các bạn để ý, động tác này còn giúp ta hoàn thiện kỹ năng đánh bước chập (chẹp)
4. Lay-up (Lên rổ)
Đây cũng là một trong những kỹ thuật cơ bản quan trọng mà bạn cần phải thuần thục, chú ý khi thực hiện động tác phải đúng bước chân mới coi là thành công. Lên rổ tay phải thì bước dậm nhảy sẽ là chân trái, lên rổ tay trái thì ngược lại. Khi dậm nhảy thì đầu gối chân còn lại (ko phải chân dậm nhảy) co lên, tay còn lại bung ra để hạn chế đối phương áp sát (nhưng ko đc chơi cùi chỏ vào người khác)

Xem thêm: Các yếu tố để có một cú block hoàn hảo
5. Chest PassLà đường chuyền sau khi đội phòng thủ bắt được bóng (rebound) pha chuyền bóng ngay sau đó để... More – Chuyền ngang ngực
Đây là động tác chuyền có thể nói là cơ bản nhất trong bóng rổ, có thể bạn không học ném bóng trước, nhưng bắt buộc bạn phải học cách chuyền trước. Bởi vì đây là môn thể thao đồng đội, nếu bạn không thể chuyền bóng cho đồng đội một cách chính xác thì 90% cầm chắc phần thua
– Bung rộng lòng bàn tay và khủy tay để cầm bóng ở giữa ngực
– Bước chân lên trước 1 bước (chuyền bên phải thì bước chân phải và ngược lạii)
– Dùng lực duỗi thẳng khủy tay ra mạnh nhất có thể để bóng đi thẳng về phía trước, khi đó bàn tay ngoắc ra ngoài theo hình chữ V
– Đảm bảo vị trí từ hông đến ngực khi đồng đội nhận dc bóng

6. Bounce PassLà đường chuyền sau khi đội phòng thủ bắt được bóng (rebound) pha chuyền bóng ngay sau đó để... More – Chuyền bật đất
Sau chuyền thẳng ngang ngực thì động tác chuyền bật đất cũng đc xem là cơ bản nhất. Sử dụng cách chuyền này mang lại hiệu quả rất cao, đối phương khó mà bắt được bóng!
– Tư thế như chuyền ngang ngực nhưng thay vì chuyền thẳng thì bạn sẽ chuyền bóng bật xuống đất để đến tay đồng đội
– Cần lưu ý vị trí của bóng khi chạm đất phải bằng 2/3 hoặc 3/4 khoảng cách từ bạn đến đồng đội
– Đảm bảo bóng đến tay đồng đội ở độ cao từ hông trở lên

Xem thêm: Cách thủ liên phòng (Zone Defense)
7. Defensive Close-Out
Khi đối phương của bạn nhận đc bóng từ một đường chuyền, bạn cần phải áp sát đối phương càng nhanh càng tốt, nhằm làm giảm nhịp độ tấn công của đối phương. Để có một tư thế phòng thủ chắc chắn, bạn cần hạ thấp trọng tâm xuống, ở những bước cuối cùng cần phải dậm chân thật nhanh, nó sẽ giúp bạn đánh lạc hướng đồng thời hạn chế đối phương qua người (khi đó mình đã ở thế chủ động)

8. Defensive Stance – Tư thế phòng thủ
Ở tư thế này thì trong tâm của bạn sẽ dồn lên mũi bàn chân (chỗ chai chân), đầu gối khụy xuống, lưng thẳng, đầu ngẩng lên, dang rộng 2 cánh tay và bàn tay ra 2 bên một cách mạnh mẽ. Bạn phải tạo áp lực lên đối thủ bằng cách nhìn thẳng vào
đối thủ, để không bị đánh lừa bởi động tác giả, bạn hãy tập trung quan sát vào phần eo (vì đó là nơi cố định nhất).

Nhớ nhé, dù trong tình huống nào, ở tư thế này thì đối phuơng cũng khó mà thoát khỏi tầm kiểm soát của bạn
Xem thêm: Đập tan mọi đợt tấn công của đối phương bằng phương pháp thủ vòng ngoài
9. Defensive Slide – Phòng thủ di chuyển ngang
Cũng giống như tư thế phòng thủ ở trên, nhưng bạn cần di chuyển ngang bằng cách sử dụng những bước ngắn và nhanh. Chú ý khi phải di chuyển chéo chân như thế, không được qua hàng phòng thủ của bạn, đừng cố gắng dùng tay cướp bóng vì rất dễ bị phạm lỗi, thay vào đó hãy cố gắng đeo bám đối thủ, đến khi đã đối diện thì trở lại tư thế phòng thủ ban đầu. Và cứ tiếp tục như thế.
Nên nhớ, phòng thủ tốt không có nghĩa là phải cố gắng steal bóng đối phương thật tốt. Buộc đối phương không thể áp sát vòng cấm địa mới thực sự là một chuyên gia phòng thủ
Theo TTĐA